Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Camry đâm chết 3 người: Sự thật giá rẻ xe ô tô Nhật

Các thương hiệu xe hơi Nhật Bản từ lâu đã được đánh giá cao về độ bền, dễ dàng thay thế phụ tùng, chi phí bảo hành bảo dưỡng thấp và giữ giá. Vì thế, người Việt rất tin tưởng và ưa thích ô tô Nhật Bản.

Theo một số kỹ sư ô tô, nếu chiếc xe Nhật gây ra vụ tai nạn tại khu vực phố Ái Mộ, quận Long Biên, TP. Hà Nội ngày 29/2 vừa rồi được trang bị tính năng như cảnh báo va chạm, phanh tự động,... có thể sẽ tránh được cảnh đau lòng. Trách nhiệm về sự an toàn vẫn đang đặt ra với các nhà sản xuất.

Ông Nguyễn Minh Đồng, Giám đốc Công ty tư vấn công nghệ ô tô Đức- Việt, nguyên là chuyên gia thiết kế của hãng xe Volkswagen (CHLB Đức) cho biết, với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ hiện nay, có rất nhiều công nghệ mới đã được tích hợp trên ô tô, tập trung vào tính năng an toàn chủ động, với chức năng là phát hiện và tránh tai nạn.

Phương châm của nhà sản xuất là tạo ra sự an toàn cao nhất, không chỉ cho người ngồi trong xe mà cả những người cùng tham gia giao thông. Vì vậy, những công nghệ cảnh báo tai nạn đã được các hãng xe chú trọng nghiên cứu và phát triển khá lâu.

Ngày nay nhiều xe còn được trang bị hàng loạt chức năng cảnh báo an toàn chủ động mới, có hiệu quả rất cao, tránh được các vụ va chạm.
Ở các mẫu xe hiện đại, hệ thống cảnh báo tai nạn được cung cấp thông tin từ hàng loạt các cảm biến đặt dọc thân xe, có nhiệm vụ phát hiện vật cản, nguy cơ va chạm, trạng thái xe bất thường,... Từ đó, kích hoạt các chức năng an toàn, để thông báo cho lái xe và tự động can thiệp điều khiển phanh, tốc độ nhằm tránh, hoặc giảm thiểu tổn thương cho người tham gia giao thông.

Với nhiều chiếc ô tô ngày nay, công nghệ an toàn chủ động chỉ cần 2 giây để chuyển sang trạng thái sẵn sàng đối phó với các vụ va chạm, ông Đồng nói.

Ngoài các công nghệ như phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA,... đã trở nên phổ biến và được trang bị trên hầu hết xe ô tô, ngày nay nhiều xe còn được trang bị hàng loạt chức năng cảnh báo an toàn chủ động mới, có hiệu quả rất cao.

Chức năng giới hạn tốc độ

Chức năng này cho phép đặt một tốc độ giới hạn khi đi trên đường, giúp người lái tạm quên mối lo xe quá tốc độ. Khi được kích hoạt, hệ thống sẽ kiểm soát, giữ tốc độ của xe trong giới hạn người lái đã đặt, cho dù người lái có đạp quá chân ga, hệ thống điện tử cũng không cho phép xe chạy quá tốc độ đã được thiết lập.

Hiện công nghệ này đã phát triển thêm tính năng mới là giữ khoảng cách với xe phía trước. Nếu chiếc xe phía trước giảm tốc, tính năng này sẽ sử dụng phanh tự động để giảm tốc theo, giúp khoảng cách luôn giữ ở mức lựa chọn từ trước.

Công nghệ này có thể sử dụng được trên đường Việt Nam, đặc biệt là đường cao tốc, giúp người lái điều khiển xe nhẹ nhàng và tiện dụng hơn, đồng thời đảm bảo an toàn.

Công nghệ phanh tự động

Công nghệ này sử dụng thông tin thu về từ một kết hợp radar-laser-camera đặt phía trước xe. Thông qua tín hiệu hình ảnh, âm thanh nhận được từ phía trước, đa phần hệ thống cảnh báo sẽ phanh tự động và chuẩn bị các thao tác cần thiết nhằm ứng phó với va chạm. Khi lái xe lờ đi các cảnh báo, hệ thống sẽ tự động phanh hoặc dừng hẳn xe.

Dường như việc tích hợp công nghệ mới, người Nhật luôn đi sau?
Cảnh báo này áp dụng được trên mọi địa điểm, từ những đoạn đường xe di chuyển bình thường cho tới đường cao tốc. Nó rất hữu ích khi lưu thông trong thành phố, nơi đông người. Nó có thể phát hiện và kích hoạt hệ thống phanh khi xe di chuyển với tốc độ dưới 30 km/h, hoặc dưới 50/km/h tùy từng mẫu xe.

Trong trường hợp có xe cắt ngang, hoặc tạt đầu, hệ thống phanh khẩn cấp này sẽ hoạt động và hỗ trợ phanh dù người lái chưa kịp phản ứng.

Phát hiện người đi bộ

Đây là công nghệ do tập đoàn Volvo đi tiên phong, hiện đã được nhiều hãng khác sử dụng. Hệ thống này sẽ phát hiện người đi bộ tiến vào đường đi của xe. Ở một số xe, hệ thống sẽ tự động phanh hoặc dừng hẳn khi cần thiết. Chức năng này được thiết kế để làm giảm mức độ nghiêm trọng trong các vụ tai nạn, thậm chí loại bỏ va chạm phía trước, liên quan đến người đi bộ và một số hãng đã nâng lên với cả người đi xe đạp.

Những tiện ích này, trước chỉ có trên các mẫu xe sang, đắt tiền, nhưng ngày nay đã được tích hợp trên nhiều mẫu xe bình dân. Tại Việt Nam, từ năm 2010 đến nay, nhiều xe bình dân giá 700-900 triệu tích hợp những công nghệ trên.

Tuy nhiên, trong khi các hãng xe đến từ Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu,... đang ngày càng cạnh tranh, tích hợp nhiều công nghệ mới, thì xe hơi Nhật Bản dường như lại chậm hơn một nhịp. Những công nghệ này chỉ xuất hiện trên các thương hiệu hạng sang nhập khẩu nguyên chiếc như Lexus hay Acura,...

Hầu hết các mẫu xe bình dân lắp ráp tại Việt Nam chỉ trang bị công nghệ an toàn chủ động tối thiểu là phanh ABS, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA.

Ngay cả những mẫu xe có giá bán từ gần 1 tỷ đồng trở lên, cũng chỉ có thêm công nghệ cảnh báo va chạm, nhưng không có tính năng tự động can thiệp. Gần đây, nhiều mẫu xe Nhật mới được trang bị thêm chìa khóa thông minh hay chế độ khởi động ngang dốc, trong khi các hãng xe khác ít tên tuổi hơn, giá rẻ hơn đã áp dụng từ lâu. Dường như việc tích hợp công nghệ mới, người Nhật luôn đi sau?

Tuy nhiên, xe Nhật thường nghèo các trang bị. Theo ý kiến từ một số kỹ sư ô tô, nếu như chiếc xe gây ra vụ tai nạn vừa rồi được trang bị tính năng như cảnh báo va chạm, phanh tự động,... có thể sẽ không xảy ra cảnh mất người đau thương. Rõ ràng, trách nhiệm về sự an toàn vẫn đang đặt ra với các nhà sản xuất.

Vi phạm lỗi này, có thể bị phạt lên tới 1,2 triệu Đồng trên phố Văn Cao

Với lỗi vi phạm này, theo nghị định 171/2013/NĐ-CP thì các lái xe điều khiển xe ô tô sẽ bị xử phạt ở mức từ 800.000 - 1.200.000 VNĐ đồng thời bị tạm giữ giấy phép lái xe 30 ngày theo điểm b, khoản 4, điều 5. Trong khi đó, các lái xe điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt ở mức từ 200.000 - 400.000 VNĐ đồng thời bị tạm giữ giấy phép lái xe 30 ngày theo điểm i, khoản 4, điều 6 của nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Nhiều người tham gia giao thông đã không chú ý tới biển báo cấm đi ngược chiều đặt trên phố Văn Cao và có thể sẽ bị phạt tới 1,2 triệu Đồng nếu vi phạm.

Trên tuyến đường Văn Cao đoạn nối với Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê trong thời gian gần đây đã được cắm thêm biển cấm các phương tiện đi ngược chiều từ phía Liễu Giai về Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê ở phần đường gần dốc lên cầu vượt Hoàng Hoa Thám. Lý do biển báo cấm đi ngược chiều được đặt tại đây là bởi đoạn đường nối từ Văn Cao vào phố Thuỵ Khuê - Nguyễn Đình Thi - Trích Sài đã được thông đường. Các phương tiện có thể đi thẳng theo hướng qua gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám.

Vòng tròn đỏ: nơi đặt biển báo cấm các phương tiện đi ngược chiều. Đường màu xanh: hướng lưu thông cho các phương tiện từ Văn Cao đi về phía Thuỵích Sài, Nguyễntừ Văn Cao đi về phía Thuỵ Khuê, Trích Sài, Nguyễn Đình Thi.

Tuy nhiên, do biển mới cắm và nhiều người dân chưa có ý thức chấp hành theo sự điều tiết của biển báo cấm tại đây nên có rất nhiều trường hợp người lái ô tô, xe máy đã vi phạm lỗi: "Đi vào đường cấm, khu vực cấm đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”".

Đoạn rẽ trước cửa số nhà 16 Văn Cao đã đặt biển cấm đi ngược chiều.

Tuy nhiên, nhiều phương tiện cả xe máy và ô tô vẫn vi phạm.

Hướng đi từ Văn Cao về Thuỵ Khuê, Trích Sài, Nguyễn Đình Thi đã thông đường. Các phương tiện có thể đi qua gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

5 lời khuyên giúp chị em phụ nữ có thể lái xe an toàn hơn

5 lời khuyên dưới đây có thể giúp chị em đảm bảo an toàn cho bản thân và cả những người xung quanh.

Việc lái xe ô tô với phụ nữ luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

1. Không sử dụng giày cao gót khi lái xe

Nhiều chị em đam mê thời trang thường diện những bộ đồ điệu đà cùng chiếc giày cao gót để tôn thêm vóc dáng cho mình. Tuy nhiên, việc đi giày cao gót để lái xe ô tô lại là một thảm hoạ vì có thể làm tăng nguy cơ tai nạn. Mặt tiếp xúc nhỏ, hẹp khiến chân dễ trượt khỏi bàn đạp. Hậu quả sẽ thật khó lường nếu đó là một tình huống phanh khẩn cấp. Bên cạnh đó, đôi gót dài có thể mắc kẹt làm vô hiệu hóa đôi chân của người lái. Bản thân đế giày cao cùng làm giảm cảm giác về lực đạp ga, phanh và làm giảm khả năng phản ứng của chân trong tình huống khẩn cấp.

Để đảm bảo an toàn, các chị em có thể mang theo sẵn một đôi giày gót bệt để thay cho đôi giày cao gót trước khi lái xe.

2. Điều chỉnh ghế ngồi, vô-lăng, kính chiếu hậu cho phù hợp

Vị trí ngồi trên xe ô tô là rất quan trọng. Việc ngồi đúng vị trí, tư thế khi lái xe sẽ giúp chị em có góc nhìn tốt nhất và cảm giác thoải mái nhất khi phải lái xe. Bên cạnh đó, vô-lăng được điều chỉnh vừa tầm sẽ giúp việc các chị em sẽ không bị mỏi tay, mỏi vai hoặc các triệu chứng ảnh hưởng xấu tới xương. Gương chiếu hậu được điều chỉnh phù hợp sẽ cho góc nhìn tối ưu nhất, hạn chế điểm mù trên thân xe và chị em có thể dễ dàng quan sát được 2 bên cũng như phía sau khi đang lái xe.

Ngoài ra, chị em cũng nên nhớ nguyên tắc "rời chân ga là rà chân phanh" để không bị nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh, tránh những va chạm đáng tiếc khi mất tập trung.

3. Không cho người lạ đi nhờ xe

Việc chị em lái xe luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi phụ nữ với khả năng tự vệ thấp và dễ mất tập trung là "con mồi" ưa thích của các đối tượng xấu. Chính vì thế, các chị em khi lái xe không nên cho người lạ đi nhờ bởi việc này sẽ gây nhiều rủi do cho bản thân. Bên cạnh đó, khi có người lạ bất ngờ nói chuyện bên ngoài thì chị em nên chú ý khoá hết cửa xe và chỉ mở 1/2 kính để nói chuyện, tránh trường hợp kẻ gian lợi dụng chui vào xe từ cửa phụ hoặc cướp giật tài sản thông qua cửa kính của xe.

4. Không làm việc riêng khi lái xe

Khi lái xe, chị em nên bỏ qua các việc riêng như trang điểm, chỉnh trang quần áo hay cả việc nghe điện thoại và trả lời tin nhắn. Tất cả những việc này đều rất nguy hiểm bởi chỉ cần một chút lơ là, tình huống bất ngờ sẽ có thể ập đến. Chị em phụ nữ thường hay luống cuống khi xử lý những tình huống khẩn cấp, từ đó có thể dẫn đến những va chạm, tai nạn đáng tiếc.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác, chị em cần tập trung vào việc quan sát tình hình giao thông trước mắt và hai bên hông xe. Nếu cần làm việc riêng thì nên dừng xe sát lề đường, về số và kéo phanh tay.

5. Đi đúng tốc độ, phần đường theo quy định, tuân thủ luật giao thông

Việc đi đúng tốc độ, đúng phần đường quy định sẽ giúp phụ nữ tránh được những rắc rối về mặt pháp lý khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, việc đi đúng luật giao thông đường bộ sẽ tăng cường khả năng an toàn cho bản thân chị em và cho cả những người tham gia giao thông khác.

Phần lớn tai nạn xảy ra "do xe tải" đều bắt nguồn bởi lý do này

Xe tải khác biệt về bản chất so với những mẫu xe thông thường - dưới 9 chỗ ngồi (sau đây gọi chung là xe con).

Xe tải, xe khách cỡ lớn, xe rơ-móóc, xe chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe tải) về bản chất khác biệt rất nhiều so với xe con. Những lưu ý sau có thể giúp bạn thoát khỏi những tai nạn không đáng có, khi lưu thông cùng xe tải.

To, dài và nặng hơn xe con rất nhiều, xe tải cần nhiều thời gian và quãng đường dài hơn để tăng tốc cũng như giảm tốc, đồng thời, xe tải cũng có nhiều hạn chế về tầm nhìn hơn so với xe con. Do đó, để hạn chế tối đa những rủi ro khi lưu thông cùng đường với xe tải, chúng tôi gửi tới bạn đọc những lưu ý sau đây:

1. Vi phạm vào điểm mù của xe tải

No-zone: vùng mù của xe tải.
Xe tải có điểm mù ở cả 4 phía, đặc biệt ở phía trước bên phải xe. Rõ ràng là cách đơn giản để nhận biết điểm mù của xe tải là nhìn vào gương chiếu hậu của xe. Nếu bạn nhìn thấy tài xế trên gương, tức là bạn đang không ở trong vùng mù của xe. Tuy nhiên, lưu ý này chỉ áp dụng với xe máy khi đang vượt xe tải.

Với xe con, khu vực an toàn nhất khi lưu thông cùng xe tải là phía sau bên phải. Khu vực này cung cấp cho tài xế xe tải góc nhìn rộng nhất. Mặc dù nhiều xe tải cũng trang bị gương phụ để loại bỏ phần lớn điểm mù nhưng tốt nhất khi muốn vượt, lái xe con nên vượt dứt khoát và có báo hiệu từ xa.

2. Đi song song với xe tải

Như đã đề cập, điểm mù quanh xe tải rất lớn. Việc lưu thông song song với xe tải khiến nguy cơ rơi vào điểm mù cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, trong những tình huống bất ngờ như lật xe hay tai nạn, việc tránh vùng nguy hiểm do xe tải tạo ra rõ ràng là mất thời gian hơn rất nhiều so với xe con.

3. Lái xe cắt mặt, bám đuôi

Dù đây có vẻ là một lưu ý "cũ rích" nhưng vẫn chưa bao giờ là thừa. Xe tải nặng, dài và khó để gia tốc. Bạn không thể đòi hỏi những khối sắt nặng tới vài chục tấn dừng lại đột ngột như một chiếc xe con nặng chỉ hơn 1 tấn.

Và dù chiếc xe con của bạn có an toàn tới đâu, va chạm tốc độ cao với một chiếc xe tải cũng sẽ mang lại những hậu quả khôn lường, đặc biệt là ở khu vực đuôi xe, nơi không có phần cản sau đóng vai trò một phần hấp thụ lực va chạm như những mẫu xe con.

Một tai nạn do bám đuôi xe tải.
Một mẹo đơn giản để không cắt mặt xe tải: chỉ chuyển làn khi nhìn thấy kính chắn gió của xe tải trên gương chiếu hậu của mình.

4. Vượt xe tải khi vào cua

Cần phải nhắc lại là xe tải nặng nề và có nhiều vùng mù. Như hình minh họa phía trên, vùng mù của xe tải sẽ "gập" vào thân xe khi vào cua, đồng thời, vệt bánh sau sẽ ôm sát lề đường hơn nhiều so với vệt bánh trước. Do đó, việc vượt xe tải khi đang vào cua là điều cấm kỵ, dù là bên phải hay bên trái.

5. Vi phạm vào vùng khí hút do xe tải tạo ra khi di chuyển

Tất cả phương tiện lưu thông trên đường thực tế là đang di chuyển trong một "bể" không khí khổng lồ - trái đất. Một chiếc xe tải hàng chục tấn, lưu thông với vận tốc 90 km/h và có tiết diện bề ngang rộng, có tác dụng như một mũi thuyền rẽ sóng trong "bể khí" này.

Lưu thông ngay phía sau đuôi xe tải ở vận tốc cao rồi chuyển làn sẽ làm cho xe con đối mặt với một dòng khí do xe tải "rẽ sóng". Trong những ngày gió lớn, dòng khí này hoàn toàn có thể làm cho những chiếc xe con loạng choạng tay lái. Điều tương tự cũng xảy ra khi lưu thông ngược chiều và quá sát một chiếc xe tải ở tốc độ cao.

6. Không vượt xe tải đúng cách

Lưu ý này không chỉ áp dụng cho xe tải mà còn hết sức cần thiết khi vượt mọi loại xe trên đường.

Việc hạ đèn chiếu sáng về chế độ cốt (chiếu gần) trước khi vượt là hết sức cần thiết. Làm lóa mắt tài xế chiếc xe tải dài tới cả chục mét trước khi vượt chắc chắn không phải là một ý tưởng hay.

Bật đèn pha gây chói mắt tài xế xe phía trước chính là hành động gây rủi ro cao khi vượt xe.
Nên nhớ, với vận tốc 90 km/h thì chỉ với 2 giây chớp mắt do quá lóa, người điều khiển xe tải đã đưa khối lượng hàng chục tấn đi xa tới 1/2 sân bóng.

Quan sát cẩn thận trước khi vượt, đồng thời xi-nhan trước cho tới khi tài xế xe tải nhận ra và ra hiệu cho bạn vượt. Thêm vào đó, yếu tố dứt khoát cũng hết sức cần thiết do việc lưu thông song song với xe tải tiềm ẩn nhiều rủi ro - như đã đề cập.

Mũi tên kỳ lạ ở ngã ba Ông Ích Khiêm - Sơn Tây

Tuy nhiên, hướng từ Trần Phú rẽ vào Sơn Tây để ra phố Ông Ích Khiêm thì lại không có biển báo hay biển cấm đi ngược chiều. Do đó, nhiều phương tiện vẫn có thể đi vào đoạn đường nhỏ này. Điều này dẫn đến nguy cơ xảy ra va chạm giữa các phương tiện do góc ngã ba khuất tầm nhìn, lòng đường chật hẹp lại có hai hàng xe đỗ hai bên đường. Nếu 2 ô tô đi từ 2 hướng Ông Ích Khiêm và Sơn Tây vô tình gặp nhau tại ngã ba này thì sẽ khá vướng víu khi tránh nhau, rất có thể còn va chạm nếu di chuyển ở tốc độ nhanh.

Tại đoạn giao cắt giữa phố Ông Ích Khiêm - Sơn Tây đã tồn tại 2 mũi tên kỳ lạ được trên mặt đường khiến ngã 3 này trở nên khá nguy hiểm cho các phương tiện đi qua đây.

Theo hướng từ Ông Ích Khiêm rẽ vào phố Sơn Tây, cả 2 phần đường đều có mũi tên đi thẳng về phía Sơn Tây - Kim Mã. Điều này có nghĩa là cả 2 phần đường này đều dành cho các xe di chuyển từ Ông Ích Khiêm về phía Sơn Tây.

Trên đường vẽ 2 mũi tên chỉ hướng cho các phương tiện đi thẳng từ Ông Ích Khiêm về Sơn Tây.

Tuy nhiên, ở đầu đường phía Sơn Tây lại không có biển báo hay biển cấm đi ngược chiều

Điều này dẫn đến việc nhiều phương tiện vẫn đi vào đoạn đường nhỏ này để rẽ về Ông Ích Khiêm.

Phố nhỏ, xe đỗ 2 bên đường, không có biển báo khiến các phương tiện dễ xảy ra va chạm.
Do đó, khi đi qua đoạn giao cắt này, người lái cần chú ý quan sát, đi với tốc độ vừa phải để đảm bảo an toàn giao thông.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

Phải làm gì khi bị gặp tai nạn giao thông?

Việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi có đủ các dấu hiệu thỏa mãn sẽ cấu thành tội phạm: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. (Điều 102 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009): Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Nếu gặp tai nạn giao thông trên đường, bạn phải làm gì? Nếu bỏ mặc, không cứu giúp người bị nạn có bị truy cứu trách nhiệm gì không?

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản. Điều đáng nói là thái độ, cách ứng xử của những người tham gia giao thông khi gặp vụ tai nạn giao thông còn lảng tránh, ngại liên quan. Dư luận lên tiếng về thái độ bàng quan trong cách ứng xử của những người đi đường khi thấy người bị nạn mà không cứu giúp. Những hành vi bỏ mặc, không cứu giúp người bị nạn không chỉ thể hiện sự vô trách nhiệm của người đi đường biết việc, mà còn do thiếu hiểu biết pháp luật.

Trên thực tế, pháp luật đã có những quy định cụ thể về việc người điều khiển phương tiện giao thông và những người liên quan cần làm gì khi có sự cố về giao thông trên đường.

Theo đó, Điều 3, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông. Trong đó, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm: Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Đối với những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm: Bảo vệ hiện trường; Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Bảo vệ tài sản của người bị nạn; Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

Tại Điều 8, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong đó nghiêm cấm hành vi: “Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông”.

Bên cạnh việc tuyên truyền cho người dân tự giác chấp hành quy định của pháp luật, pháp luật cũng quy định những chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm: Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu. (Điểm đ, khoản 3, Điều 11, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

Phạt tù từ một năm đến năm năm đối với các chủ thể đặc biệt: người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tuy nhiên trong thực tế, việc xử lý người phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng còn nhiều khó khăn bởi lẽ phải xem xét cẩn trọng các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không cứu giúp và hậu quả chết người. Người có hành động không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng phải nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân thì mới phạm tội này. Nếu người đó nhận thức nạn nhân chưa phải trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hoặc hoàn cảnh khách quan thể hiện điều đó nhưng hậu quả nạn nhân vẫn chết thì không phạm tội.

Hệ thống PSM mà khách hàng Việt bấm nhầm liệu có chức năng gì?

Rất may trong vụ tai nạn không có thương vong xảy ra và đây cũng là bài học cho tất cả các khách hàng Việt mỗi khi trải nghiệm xe cần tuân thủ những gì huấn luyện viên dặn dò. Được biết chương trình Porsche World Roadshow 2016 đã được Porsche Việt Nam mua bảo hiểm, tuy nhiên vẫn chưa rõ vị khách hàng kia có phải đền bù thiệt hại cho chiếc xe gặp nạn hay không.

Hệ thống PSM được cho là "lá bùa hộ mệnh" của những dòng xe Porsche. Ngay khi khách hàng Việt tò mò bấm nút PSM, chiếc xe thể thao Porsche Cayman GTS trị giá 4,76 tỷ Đồng đã gặp nạn.

Trong vụ tai nạn liên quan đến Porsche Cayman GTS vào chiều 26/3 vừa qua, nhiều cư dân mạng khá tò mò trước nguyên nhân là do khách hàng Việt bấm nhầm nút PSM khiến đến chiếc xe thể thao trị giá 4,76 tỷ Đồng bị hư hỏng nghiêm trọng. Vậy thực ra nút PSM có vai trò quan trọng như thế nào trên dòng xe Porsche?

Nút bấm của hệ thống PSM "Porsche Stability Management" trên các dòng xe Porsche được khoanh vùng màu xanh.
PSM là chữ viết tắt của cụm từ Porsche Stability Management, tên của hệ thống cân bằng điện tử. Đây được xem là một trong những "lá bùa hộ mệnh" của các dòng xe Porsche nói riêng và các hãng xe khác nói chung.

Hệ thống cân bằng điện tử này có nhiều tên gọi khác nhau ở mỗi hãng. Ví dụ như Mercedes-Benz và Audi gọi là ESP (Electronic Stability Program). Trong khi đó, Jaguar, Land Rover, Mini Cooper và BMW lại gọi là Dynamic Stability Control (DSC). Tuy nhiên, tất cả đều có điểm chung là giúp xe tránh tình trạng mất lái khi tăng tốc đột ngột và giảm thiểu tai nạn trên đường.

Hệ thống cân bằng điện tử PSM được xem như "lá bùa hộ mệnh" của các dòng xe Porsche.
Hệ thống cân bằng điện tử PSM hoạt động dựa trên các cảm biến ghi lại khi xe hoạt động và truyền về liên tục cho hệ thống điều khiển trung tâm. Nếu có hiện tượng bất thường xảy ra như xe đi chệch quỹ đạo ở tốc độ cao hay vào cua bị phanh gấp thì ngay lập tức hệ thống PSM sẽ can thiệp vào hệ thống chống bó cứng phanh ABS nhằm điều chỉnh góc xoay và tốc độ của từng bánh xe sao cho cân bằng với góc trượt quán tính của xe.

Chức năng PSM còn tự động giảm công suất tức thời động cơ, điều khiển giảm tốc độ vòng quay tại các bánh đến khi bánh xe đủ độ bám đường cần thiết, đưa xe về vùng làm việc an toàn. Nhờ vậy mà xe không thể bị chệch hướng đột ngột hay lật xe.

Ngoài ra, khi xe tăng tốc trên mặt đường ướt, hệ thống PSM còn giúp cải thiện lực kéo và sự nhanh nhẹn. Tất nhiên, việc kiểm soát các hệ thống thắng vi sai tự động ABD hay hệ thống chống trượt ASR cũng mang đến tính năng an toàn cho xe một cách tốt nhất.

Vì thế, khi khách hàng Việt bấm vào nút PSM, hệ thống cân bằng điện tử sẽ tắt. Khi đó, chiếc xe mất khả năng ổn định khi tăng tốc, mỗi cú vào cua cũng sẽ không nhận được sự trợ giúp hữu hiệu nhất đến từ hệ thống PSM.

Có thể thấy việc không hiểu rõ chức năng của hệ thống cân bằng điện từ PSM cũng như không tuân thủ hướng dẫn từ huấn luyện viên chuyên nghiệp của khách hàng Việt đã khiến chiếc xe thể thao trị giá 4,76 tỷ Đồng gặp nạn và hư hỏng khá nghiêm trọng.

Porsche Cayman GTS bị hư hỏng nghiêm trọng trong vụ tai nạn chiều ngày 26/3/2016.

Trước Porsche, thương hiệu Mini cũng rơi vào trường hợp tương tự khi một khách hàng gây tai nạn trong sự kiện trải nghiệm xe tại Hà Nội. Vị khách 61 tuổi khi cầm lái Mini Cooper đã nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh. Hậu quả là chiếc xe đâm vào gờ của dải phân cách và hư hỏng nặng. Được biết, vị khách hàng lớn tuổi không phải đền bù thiệt hại do hãng xe đã mua bảo hiểm từ trước.